Puta blog

Cập nhật tin tức công nghệ Web

Bạn có biết sự khác biệt giữa tên Doanh nghiệp & tên Thương hiệu

Là một doanh nhân bạn hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ tên doanh nghiệp là như thế nào? Nếu bạn đang bán một loại sản phẩm nào đó được nhiều người mua hàng, bạn nghĩ rằng mình độc quyền nhưng về lâu dài chắc chắn bạn sẽ có đối thủ cạnh tranh, và họ sử dụng cùng tên với doanh nghiệp của bạn thì chắc chắn khách hàng sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu bạn không mong muốn điều đó xảy ra hãy lên kế hoạch xây dựng thương hiệu và bảo vệ nó ngay lập tức để tránh đối thủ làm điều đó trước bạn.

Thông thường các doanh nghiệp mới thành lập, lúng túng trong việc đăng ký tên doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, và đóng phí cho thương hiệu là như thế nào. Bài viết này sẽ giới thiệu về sự khác biệt giữa tên doanh nghiệp và tên thương hiệu là như thế nào?

1. Đăng ký tên doanh nghiệp với nhà nước

Đầu tiên bạn sẽ đăng ký tên doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, chính xác là cơ quan thuế, và tên doanh nghiệp được đề xuất sẽ được kiểm tra sự tồn tại trong hệ thống, hoặc kiểm tra xem có đơn vị nào đã đăng ký trước bạn hay không.

ban-co-biet-su-khac-biet-giua-ten-doanh-nghiep-ten-thuong-hieu

Sau khi kiểm tra, xác nhận rằng tên doanh nghiệp của bạn đã được chấp nhận, và tên này sẽ được bảo vệ bởi cơ quan nhà nước, và sẽ không có đơn vị doanh nghiệp nào khác được lấy cùng tên với tên doanh nghiệp của bạn.

Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp thì việc bảo vệ thương hiệu như thế là đủ. Ví dụ, nếu bạn đang mở một nhà hàng tại địa phương hoặc cơ sở khác, Một doanh nghiệp khác sử dụng tên doanh nghiệp của bạn để kinh doanh lĩnh vực khác, thì khách hàng sẽ không thể nhầm lẫn. Nếu bạn có kế hoạch bán sản phẩm, dịch vụ trên cả nước thì bạn cần phải đăng ký bản quyền tên doanh nghiệp của mình, tạo sự tin tưởng trong khi giao dịch với khách hàng.

2. Nộp hồ sơ bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Một tên thương hiệu là một từ, cụm từ, biểu tượng hoặc thiết kế (hoặc là sự kết hợp giữa từ, cụm từ và biểu tượng) để xác định nguồn gốc của một sản phẩm hoặc dịch vụ và phân biệt nó với đối thủ cạnh tranh. 

ban-co-biet-su-khac-biet-giua-ten-doanh-nghiep-ten-thuong-hieu2

Nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm được cấp bằng sáng chế tại sở trí tuệ Việt Nam. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa có quyền, độc quyền cho thương hiệu và có thể ngăn chặn người khác sử dụng nó. 

Khi bạn nộp hồ sơ bản quyền thương hiệu cho nhãn hiệu thì sẽ trả một khoản phí cho sở hữu trí tuệ Việt Nam. Thời gian xét duyệt có thể từ 6 đến 12 tháng. Quy trình này sẽ phức tạp hơn nhiều so với đăng ký tên doanh nghiệp, nhưng nó sẽ cung cấp cho bạn sự độc quyền thương hiệu, và sẽ không sợ bị đối thủ cạnh tranh cướp mất, và phải tuân thủ các quy định đổi mới về văn bản thương hiệu.

Kết luận

Một số doanh nghiệp được bảo vệ đầy đủ bằng cách đăng ký tên doanh nghiệp với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên nếu khi bạn đã thành lập doanh nghiệp thì cũng nên suy nghĩ về việc bảo vệ thương hiệu để tránh đối thủ cạnh tranh có thể lấy mất sự sáng tạo của bạn. Chúc bạn thành công !